Dạy nghề 45 năm phát triển

Dạy nghề Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại của nền văn minh lúa nước và các làng nghề truyền thống. Người Việt cổ xưa truyền nghề cho các thế hệ nối tiếp để sản xuất, duy trì cuộc sống; đó là các hình thức truyền nghề dưới dạng bắt chước tự nhiên thời tiền sử đến bắt chước có ý thức và truyền nghề theo phường, hội.

Cuối thế kỷ 19 đã hình thành tổ chức đào tạo chính quy tại một số trường dạy nghề như trường kỹ nghệ thực hành tại Hà Nội (1898), trường kỹ nghệ thực hành Huế (1889) và trường Bá nghệ Sài Gòn (1889)… Đầu thế kỷ 20 những cơ sở dạy nghề đầu tiên được thành lập với nhiều loại hình khác nhau như: lớp dạy nghề tại xí nghiệp, trường nghề… Thời kỳ này số lượng học sinh rất ít, chỉ đủ cung cấp cho những ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp khai thác tài nguyên, nhằm đem lại lợi nhuận cho thực dân Pháp.

Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, mặc dù chưa có điều kiện phát triển, nhưng dạy nghề đã kịp thời đào tạo đội ngũ công nhân, cán bộ quốc phòng, y tế, nông nghiệp, sư phạm… theo hình thức trường lớp nhỏ, ngắn hạn, phân tán trong chiến khu, vùng tự do, vừa làm vừa học, coi trọng thực hành, gắn với thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm chia làm hai miền. Ở miền Bắc ngành dạy nghề đã vươn lên nhanh chóng và có sự hỗ trợ có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa đã đáp ứng cả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và thống nhất đất nước. Ở miền Nam với yêu cầu du nhập và đầu tư tư bản vào các xí nghiệp ở các thành phố, các khu công nghiệp như Biên Hòa, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định… đòi hỏi một lực lượng lớn lao động kỹ thuật phục vụ cho bộ máy chiến tranh của Mỹ va Ngụy quyền Sài Gòn.  Do yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ xây dựng miền Bắc và giải phóng miền Nam, ngày 09/10/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 200/CP về việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ Lao động. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành, phát triển lớn mạnh của ngành dạy nghề.

Từ năm 1955 đến nay ngành dạy nghề trải qua nhiều giai đoạn phát triển:

– Giai đoạn từ  năm 1955 – 1969: Ngày 18/5/1955 Chính phủ ban hành Nghị định số 532/TTg về việc thành lập Vụ Quản lý nhân công trực thuộc Bộ Lao động. Giai đoạn này có 30 trường, quy mô đào tạo là 14.000 học sinh/năm.

– Giai đoạn từ năm 1969 – 1978: Ngày 09/10/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 200/CP về việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ Lao động. Giai đoạn này có 159 trường, quy mô đào tạo là 48.000 học sinh/năm.

Với định hướng “Nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật là một nhiệm vụ cách mạng trọng yếu” (Nghị định 42/CP của Chính phủ) dạy nghề giai đoạn này đã được quan tâm và phát triển mạnh góp phần quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng đất nước. Tuy nhiên dạy nghề giai đoạn này vẫn chịu ảnh hưởng, chi phối của nền kinh tế với cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.

– Giai đoạn từ năm 1978 – 1987: Ngày 24/6/1978 Chính phủ ban hành Nghị định số 151/NĐ-CP quyết định tách Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật khỏi Bộ Lao động và đổi tên là Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.

Giai đoạn này, ngành dạy nghề phát triển mạnh mẽ, đa dạng (có 366 trường dạy nghề, 212 trung tâm dạy nghề, toàn ngành có 9.833 giáo viên và quy mô đào tạo ở giai đoạn này trung bình là 176.000 học sinh/năm). Kết quả nổi bật là hình thành hệ thống trung tâm dạy nghề ở các quận, huyện, thị xã để đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động theo phương châm “Nhà nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề”. Ngành dạy nghề là ngành đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện xã hội hóa, phá thế bao cấp trong đào tạo. Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề mở rộng: Việt Nam tham gia và đăng cai tổ chức Hội nghị những người đứng đầu ngành dạy nghề các nước xã hội chủ nghĩa; đã đưa khoảng 80.000 thanh niên và người lao động đi học nghề, thực tập nâng cao tay nghề tại Liên Xô (cũ), Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ), Trung Quốc, Triều Tiên, Hungari, Rumani, Ba Lan và Bungari… Đội ngũ công nhân kỹ thuật sau khi học nghề có điều kiện tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến, với tác phong công nghiệp nên có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Giai đoạn từ năm 1987 – 1998: Tháng 02/1987 Tổng cục Dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề và đến ngày 31/3/1990 tiếp tục sáp nhập với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Quyết định số 244-NQ/HĐNN8 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Bộ Giáo dục – Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Hệ thống dạy nghề còn 129 trường, quy mô đào tạo 55.000 học sinh/năm.

– Giai đoạn từ năm 1998 đến nay:

Trước nhu cầu phát triển Kinh tế – Xã hội và phát triển nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị (tại Văn bản số 1481-CV/VPTW ngày 08/12/1997), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/3/1998 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ngày 23/5/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/1998/NĐ-CP về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Những quyết định quan trọng trên tạo bước phát triển mới cho dạy nghề. Tháng 11/2006, Luật Dạy nghề đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua. Cùng với Luật Dạy nghề, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về dạy nghề cũng được hình thành tương đối đồng bộ và thống nhất tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động dạy nghề; hình thành hệ thống dạy nghề gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên với 3 trình độ đào tạo thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động; hệ thống dạy nghề đã bước đầu chuyển từ “cung” sang “cầu”, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học nghề của người lao động. Mạng lưới cơ sở dạy nghề ngày càng mở rộng (đến tháng 5/2014, cả nước có 165 trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề, 874 trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác tại doanh nghiệp và tại các cơ sở giáo dục khác). Dạy nghề đã từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, ngành dạy nghề đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13,4% năm 1998 được nâng lên 34,9% năm 2013. Các điều kiện đảm bảo chất lượng được nâng lên một bước, nhiều cơ sở dạy nghề đã phát triển nhanh chóng, có trường đã được Nhà nước tuyên dương là đơn vị anh hùng. Các thế hệ cán bộ, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đã phát huy truyền thống, tiếp bước cha anh viết lên những trang sử vàng cho sự nghiệp dạy nghề trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong toàn ngành đã được đẩy mạnh; các hoạt động như Kỳ thi tay nghề các cấp, hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm… đã trở thành hoạt động thường xuyên từ cơ sở dạy nghề đến toàn quốc và mang lại hiệu quả thiết thực: hàng ngàn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc; hàng trăm giáo viên là giáo viên tiêu biểu; nhiều cán bộ, giáo viên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhiều người đã trở thành  cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, những chuyên gia kỹ thuật, công nghệ đầu đàn, những công nhân lành nghề bậc cao; nhiều học sinh đã đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế; hàng triệu lao động qua đào tạo nghề đã và đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp; trên các công trường, đồng ruộng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bước vào giai đoạn tới, ngành dạy nghề đang đứng trước những cơ hội phát triển mới với nhiệm vụ lớn lao nhưng cũng đầy thách thức để góp phần đưa nước ta chuyển dịch từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định, trong đó dạy nghề phải đảm nhận đào tạo 60-65% trong tổng số lực lượng lao động, đảm bảo đạt được mục tiêu tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 55% vào năm 2020.

Tiếp nối lịch sử vẻ vang 45 năm qua, toàn ngành dạy nghề đang quyết tâm thi đua, nỗ lực thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020. Chúng ta tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn dân cùng với sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, đến năm 2020 ngành dạy nghề sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra: “đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”./.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Dạy nghề qua những con số

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm (9/10/1969 – 9/10/2014) ngày Chính phủ ban hành quyết định thành lập Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật (nay là Tổng cục Dạy nghề), Ban biên tập Trang thông tin điện tử Tổng cục dạy nghề xin điểm lại những con số ấn tượng minh chứng cho sự lớn mạnh của công tác đào tạo nghề những năm qua.

1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Tính đến tháng 5/2014, cả nước có 1.340 cơ sở dạy nghề, trong đó có 165 trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề, 874 trung tâm dạy nghề. Ngoài ra còn có hơn 700 cơ sở khác tham gia dạy nghề.

2. Về tuyển sinh học nghề

Giai đoạn 2009-2013 đã tuyển mới dạy nghề được 8.451.213 người, bao gồm: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề là 1.215.501 người (chiếm 14,4%), sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng 7.235.712 người (chiếm 85,6%), trong đó đào tạo nghề cho khoảng 1,615 triệu người là lao động nông thôn.

3.Về chương trình, giáo trình

Đã ban hành 401 nghề ở trình độ cao đẳng nghề và 457 nghề ở trình độ trung cấp nghề làm cơ sở cho các cơ sở dạy nghề triển khai các hoạt động đào tạo.

Đã xây dựng và ban hành được 205 chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề theo danh mục nghề đào tạo đã ban hành (trong đó có 31 nghề đã được chỉnh lý, bổ sung chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề); ban hành được 14 chương trình dạy nghề, giáo trình dạy nghề cho 14 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia trong tổng số 140 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN, quốc tế (trong đó có 100 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, 34 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và 26 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế).

Đã thí điểm xây dựng và ban hành một số chương trình, giáo trình dạy nghề cho một số nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Thí điểm nhập và chuyển giao bộ chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ngân hàng đề thi, phương pháp đánh giá và công nghệ đào tạo cho một số nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế.

4. Về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

Đến hết năm 2012, đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường nghề là 3.956 người; số có trình độ trên đại học trong các trường nghề chiếm 17.36%; trình độ đại học chiếm 62,41% và cao đẳng chiếm khoảng 7.81%. Có gần 35% cán bộ quản lý các trường nghề đã qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý dạy nghề.

5. Về danh mục thiết bị dạy nghề

Đã ban hành được 75 bộ danh mục thiết bị dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và 39 bộ danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề.

6. Về kiểm định chất lượng dạy nghề

– Đã có 143 cơ sở dạy nghề đã kiểm định và được công nhận chất lượng, trong đó 75 trường Cao đẳng nghề, 41 trường Trung cấp nghề, 27 Trung tâm dạy nghề; 10 trường cao đẳng nghề tham gia thử nghiệm kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề (Cắt gọt kim loại; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Hàn).

– Toàn quốc có 737 kiểm định viên, trong đó: 72 kiểm định viên chất lượng chương trình đào tạo phục vụ thử nghiệm năm 2012; 665 kiểm định viên chất lượng cơ sở dạy nghề và 2.321 cán bộ tự kiểm định.

7. Về đánh giá kỹ năng nghề

Đã tổ chức đánh giá cho hơn 1600 người lao động, công nhận và cấp chứng chỉ cho hơn 700 người, đào tạo 900 đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, cấp giấy chứng nhận cho 22 Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

8. Kết quả các kỳ thi tay nghề quốc gia, tham gia thi tay nghề ASEAN và thế giới

Tích cực chủ động tham gia các hoạt động thi tay nghề ASEAN và thế giới. Trong các Hội thi tay nghề ASEAN và thế giới, Việt Nam đã tham gia công tác tổ chức, các Ủy ban Kỹ thuật, cử chuyên gia tham gia xây dựng đề thi, ban giám khảo. Kết quả Thi tay nghề ASEAN: Năm 2010, Việt Nam đã xếp thứ 3 toàn đoàn với 7 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 4 huy chương đồng và 11 chứng chỉ kỹ năng xuất sắc; năm 2012, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn với 5 huy chương vàng,  4 huy chương bạc, 5 huy chương đồng và 11 chứng chỉ nghề xuất sắc. Kết quả Thi tay nghề thế giới: Năm 2011 đã giành 07 chứng chỉ tay nghề xuất sắc; năm 2013 đã giành 7 chứng chỉ nghề xuất sắc.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Việt Nam sẵn sàng cho kỳ thi tay nghề Asean lần thứ 10

Chiều ngày 25/9/2014, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức họp báo về Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 tại Hà Nội từ 19 -29/10/2014 với chủ đề “Kỹ năng nghề-Giá trị đích thực của chúng ta”.

Họp báo Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Phi cho biết: Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc của nước chủ nhà Việt Nam đã sẵn sàng cho Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10. Kỳ thi thu hút gần 300 thí sinh đến từ 10 nước thành viên của ASEAN với 25 nghề được tổ chức (23 nghề thi và 2 nghề trình diễn); Gần 700 khách quốc tế là các quan chức, chuyên gia kỹ thuật, giáo viên, quan sát viên cùng hàng nghìn học sinh, sinh viên tới tham quan.

Đây là dịp để các nước trong khối thể hiện tài năng về kỹ năng nghề và là nơi trình diễn các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực đào tạo nghề. Kỳ thi sẽ được tổ chức một cách khoa học, trang trọng, tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động, an ninh, tạo thuận lợi cho các thí sinh, đại biểu trong nước và quốc tế; đảm bảo kỳ thi được tổ chức “Công bằng, sáng tạo, trong sáng và hội nhập”.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi nhấn mạnh: “Mục tiêu của Việt Nam là nhất toàn đoàn. Đây là mục tiêu quan trọng, là vị thế của Việt Nam, để chúng ta quảng bá hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt lĩnh vực đào tạo nghề trong thời gian tới trong các nước ASEAN. Trong quá trình thi phải đảm bảo đúng tiêu chí trung thực, khách quan”.

Việt Nam đã chọn ra 55 thí sinh xuất sắc nhất trong số hơn 70 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10. Hầu hết các thí sinh đều sẵn sàng và tự tin để bước vào kỳ thi. Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội cho biết, nghề lắp đặt điện có 2 thí sinh tham gia kỳ thi, xuất sắc vượt qua kỳ đánh giá về chuyên môn, kỹ năng lập trình và đảm bảo các thí sinh tự tin trong tất cả các mô-đun bài thi kéo dài 20 tiếng. Việc chuẩn bị cho kỳ thi của tất cả các trường nghề đều chu đáo, nhà xưởng cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu của Ban tổ chức, đảm bảo tốt nhất cho các thí sinh về điều kiện dự thi.

“Sinh viên nghề lắp đặt điện tự tin phấn đấu dành huy chương vàng trong kỳ thi tay nghề ASEAN và phấn đấu có huy chương tại kỳ thi tay nghề thế giới. Đây cũng là sự quyết tâm và nỗ lực của 2 sinh viên nghề lắp đặt điện, đại diện cho đoàn Việt Nam tham gia kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10”, ông Đồng Văn Ngọc chia sẻ”./.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Rớt cao đẳng, đại học…Chọn trường học nghề – chọn nơi đảm bảo đầu ra

“Khi tốt nghiệp bất kỳ một ngành nghề nào, việc thành thạo tay nghề là lợi thế để ghi điểm với doanh nghiệp. Đây là lý do khiến đầu ra của người học nghề luôn rộng mở” – một chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT chia sẻ, đồng thời lý giải vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn học nghề làm con đường lập nghiệp.

Học nghề gì?

Có một thực tế hiện nay, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm  trong khi các doanh nghiệp liên tục than phiền không tuyển được người có chuyên môn, tay nghề mình cần. Phần lớn nguyên nhân do cung cầu lệch nhau, nhiều bạn trẻ chưa biết nắm bắt nhu cầu ngành nghề xã hội cần.

Theo số liệu thống kê gần đây nhất về kinh tế, xã hội Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn 39,10% trong GDP, trong đó tỷ lệ ngành kinh doanh liên quan đến nhà hàng – khách sạn chiếm vị trí thứ 2 toàn ngành. Vì vậy, dịch vụ là một trong những lĩnh vực cần lao động và tạo ra nhiều việc làm nhất hiện nay.

Với sự năng động, nhạy bén, tự tin và thích trải nghiệm của mình, đây cũng là những nghề phù hợp để các bạn thành công và có thu nhập cao.

Học ở đâu?

Từ nhiều năm nay, việc đảm bảo việc làm tại trường Việt Giao đã tạo ấn tượng tốt cũng như xây dựng được niềm tin từ phía học viên, trở thành Trường đạt kiểm định chất lượng đào tạo cấp Quốc gia. Chủ trương của Trường là không đào tạo đại trà, chỉ lấy đủ chỉ tiêu đầu vào cộng với chất lượng đào tạo của quá trình học sẽ được khẳng định bằng chính thu nhập mà bạn có được sau 2 năm học. Bên cạnh đó, Trung cấp nghề Việt Giao đã đạt được các thỏa thuận công nhận bằng cấp lẫn nhau với các nước trong khối ASEAN, mở ra một cơ hội làm việc quốc tế rộng mở hơn bao giờ hết. Bắt đầu từ 2015, sau khi tốt nghiệp sinh viên Việt Giao đã có cơ hội được tự do làm việc tại các quốc gia Đông Nam Á.

Quản trị khách sạn – nghề “hot” chưa bao giờ giảm nhiệt

(Sinh viên ngành Quản trị khách sạn – trường Trung cấp nghề Việt Giao có cơ hội tự do làm việc tại các nước phát triển như Singapore, Thái Lan,…)

Thời gian gần đây, nghề Quản trị khách sạn đang ngày càng thu hút giới trẻ chính vì tác phong hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp mà nó mang lại. Sự tăng trưởng  về quy mô và số lượng các khách sạn trong nước đang đặt ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ nhưng để có thể thành công với nghề này bạn cần phải có sự đào tạo bài bản.

Với chương trình học tối đa hóa thời gian thực hành nghiệp vụ, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc trong môi trường thực tế tại các khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên, đội ngũ giảng viên là các nhà quản lý giỏi tại các khách sạn danh tiếng, Trung cấp nghề Việt Giao tự hào là một trong những trường đào tạo chất lượng cao ngành quản trị khách sạn tại TP.HCM.

Chị Huỳnh Như – cựu SV trường hiện đang là Phó Giám đốc một khách sạn 3 sao có tiếng tại Nha Trang chia sẻ: “Cách đây mấy năm, khi mình chọn học Quản trị khách sạn, gia đình phản đối rất nhiều vì lúc đó nghề này chưa thịnh hành. Nhưng tốt nghiệp xong, mình lại được giới thiệu đi làm ngay chứ không phải vất vả tìm việc như bạn bè. Bây giờ nhu cầu lao động nghề này ngày càng tăng. Hàng năm, các khách sạn phải đăng tin tuyển dụng liên tục, nhất là tại các khu du lịch lớn. Riêng khách sạn mình, mỗi năm cần cả trăm lao động mới nhưng không thể tuyển đủ số lượng và chất lượng như yêu cầu. Vậy nên các bạn trẻ chọn học Quản trị khách sạn có tay nghề bài bản thì chẳng bao giờ sợ thất nghiệp”.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Hướng đến văn bằng Trung cấp nghề Việt Giao được tư do lao động trong khối Asean

Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 năm 2007, các nhà lãnh đạo quốc gia thành viên đã quyết định hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Sự ra đời của cộng đồng này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến thị trường lao động Việt Nam, và bên cạnh những thuận lợi sẽ là những thách thức lớn. Với tư cách là nước thành viên, Việt Nam cũng đang nhanh chóng tiến hành các công tác chuẩn bị để đối mặt với sự thay đổi lớn này. Để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với ThS. Trần Phương – Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Việt Giao.

Thưa ông, được biết Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào năm 2015. Vậy theo ông, sự kiện này sẽ tác động như thế nào đối với thị trường lao động Việt Nam?

Bất cứ một sự việc nào cũng có tính hai mặt của nó. Việc hội nhập kinh tế trong khối ASEAN, đặc biệt là quyết định cho phép lao động thuộc 8 ngành: du lịch, kiểm toán, kiến trúc, kĩ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên được quyền tự do di chuyển tìm việc làm sẽ giúp thị trường lao động rộng mở hơn. Lúc này, lao động Việt Nam có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các thị trường phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia… nhưng đồng thời, đất nước chúng ta cũng sẽ tiếp nhận nhiều lao động chất lượng cao từ các nước bạn tới làm việc.

Điều này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nó có hai vấn đề. Thứ nhất, chúng ta phải cạnh tranh với lao động các nước Đông Nam Á ngay trên sân nhà. Thứ hai, thị trường mở cửa thì nhiều người mong muốn được sang nước ngoài làm việc với mức thu nhập cao, lúc đó chúng ta lại phải cạnh tranh với chính lao động trong nước, sinh viên phải cạnh tranh với chính sinh viên. Ai thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng, thiếu trình độ tay nghề tất yếu bị đào thải.

(Ngoài việc thị trường lao động được mở rộng, chúng ta có thể đón những lao động mới và chúng ta cũng có thể tạo ra những việc làm mới cho lao động Việt Nam trong khối thị trường Asean nói chung)

Vậy ông nghĩ như thế nào về lao động Việt Nam hiện nay?

Tinh thần học hỏi, nhạy bén, sự năng động và dám thử cái mới lại là một ưu điểm của giới trẻ Việt Nam. Nhưng ngược lại, năng suất và kỹ năng của lao động nước ta lại đang ở mức trung bình, chỉ hơn Lào và Camphuchia. Rào cản ngôn ngữ cũng là điểm yếu trong quá trình cạnh tranh với lao động các nước trong khu vực. Muốn cạnh tranh được, phải cải thiện chất lượng lao động.

Để làm được điều đó, theo tôi, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách để phù hợp với tiến trình hội nhập, các cơ sở đào tạo cần chủ động tốt hơn nữa để phát huy đúng vai trò của mình trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay tại Việt Nam, lao động phổ thông chiếm tới 60%, cao hơn rất nhiều so với lao động đã qua đào tạo. Nếu không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để thay đổi kịp thời tỷ lệ này thì hội nhập kinh tế có thể trở thành một cơn ác mộng chứ không còn là một cơ hội vàng.

       (ThS. Trần Phương – Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Việt Giao khẳng định: Nếu không chuẩn bị kĩ càng trước khi AEC thành lập, sinh viên Việt Nam sẽ có nguy cơ thua ngay trên chính sân nhà)

          Vậy với tư cách là một nhà giáo dục, theo ông chúng ta phải chuẩn bị gì cho sinh viên để có thể đương đầu với sự cạnh tranh có phần khốc liệt này? Cụ thể là tại trường Việt Giao?

Các trường đào tạo cần có một chiến lược bài bản, cụ thể cho từng nhóm ngành nghề chứ không thể nói chung chung, làm chung chung được. Lấy ví dụ trong lĩnh vực dịch vụ mà trường Việt Giao đang đào tạo, trong đó có ngành Du lịch là một trong 8 ngành được AEC ưu tiên dịch chuyển lao động. Nhà trường xác định, để sinh viên có thể hội nhập, ngoài nghiệp vụ chuyên môn thì phải hình thành kỹ năng ngoại ngữ và khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa.

Vậy nên, khi có thông tin về việc thống nhất khối ASEAN, chúng tôi đã bắt tay vào công tác chuẩn bị ngay. Trước mắt, trường tiến hành chuẩn hóa chương trình đào tạo để phù hợp với xu thế quốc tế. Cụ thể, Việt Giao đã đưa các môn kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý than phiền khách hàng, kỹ năng phòng chống tham nhũng… vào giảng dạy tại chương trình chính khóa. Chúng tôi định hướng đào tạo ra đội ngũ lao động có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và sẽ thiết lập hệ thống các tiêu chí để đo lường các tiêu chuẩn này khi sinh viên tốt nghiệp. Điều này sẽ áp dụng ngay cho đợt nhập học ngày 25/10 sắp tới.

   (SV muốn cạnh tranh phải học sát thực tế, sát nhu cầu, học xong có thể làm việc ngay, đủ khả năng để tự phát triển.  Hình: SV trường TCN Việt Giao trong những giờ học thực nghiệm với doanh nghiệp)

         Khó khăn của trường khi cộng đồng này hình thành?

Tôi không cho đó là khó khăn, mà là yêu cầu thực tiễn. Trước một sự thay đổi lớn, tất nhiên chúng tôi phải chuẩn bị sẵn những nguồn lực để đáp ứng. Nó đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu lâu dài và những vấn đề về tài chính.

Nhưng mặt khác chúng tôi cũng có sẵn những lợi thế. Ngoài cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo trình đào tạo… có sẵn, chúng tôi cũng đã chủ động tận dụng được những lợi ích trước việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập. Sự liên kết thống nhất giữa các quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết đào tạo.  Thứ nhất, khi AEC thành lập, Việt Giao sẽ dễ dàng mời được các giảng viên, giáo viên nước ngoài, hoặc những người đang công tác trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch tại nước ngoài về làm việc và giảng dạy cho trường. Thứ hai, chúng tôi sẽ thuận lợi hơn trong việc hợp tác, giao lưu sinh viên giữa Việt Giao và các cơ sở đào tạo ngoài nước. Lúc này, sinh viên có cơ hội mở rộng kiến thức, tiếp xúc với phương pháp đào tạo, môi trường làm việc nước ngoài ngay từ khi còn học tập trong nước. Khi ra trường có thể bắt nhịp ngay. Nhưng để làm được, bản thân chúng tôi cũng phải chứng tỏ uy tín và chất lượng với các trường bạn. Nhà trường đã nhanh chóng hoàn thành việc Kiểm định chất lượng đào tạo cấp Quốc gia để sẵn sàng cho giai đoạn sắp tới.

Các bậc phụ huynh và học sinh cũng rất nhanh nhạy. Qua website: www.vietgiao.edu.vn, Hotline: 0925.357.357 – 0979.66.88.68 và diễn đàn, mạng xã hội Facebook chúng tôi tiếp nhận rất nhiều thắc mắc và yêu cầu tư vấn về các ngành nghề phù hợp trong thời hội nhập. Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực được dịch chuyển lao động trong khối AEC như: Hướng dẫn du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị Bếp – Ẩm thực… Đây là những ngành được dự báo sẽ rất thu hút lao động trong thời gian này.

    Ông có tự tin về khả năng thành công của sinh viên mình khi hội nhập vào quốc tế?

Cái quan trọng là mình có chuẩn bị cho sinh viên hội nhập quốc tế hay không. Khi AEC chưa thành lập, chúng tôi chú trọng đào tạo phù hợp với thị trường trong nước, tất yếu sinh viên ra trường có việc làm ngay, lên tới hơn 98%. Muốn duy trì con số này trong thời mở cửa, trách nhiệm của sinh viên 1 phần thì trách nhiệm của người đào tạo lên tới 10 phần. Với sự chuẩn bị hiện nay, tôi hoàn toàn tự tin là chúng tôi sẽ là nền tảng đào tạo vững chắc cho sinh viên hội nhập với môi trường quốc tế.

(Lao động qua đào tạo của chúng ta sẽ có những cơ hội tiếp nhận việc làm từ làn sóng đầu tư cũng như thị trường đầu tư khi thị trường Asean mở cửa, nó sẽ giúp lao động của chúng ta tiếp cận được những cái mới)

Cảm ơn ông!

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Tuyển sinh TCN Việt Giao – Hệ Thống văn bằng được công nhận và tự do làm việc tại các nước ASEAN

Năm 2015 sẽ là một cột mốc vô cùng quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập. Những rào cản kinh tế trong khối ASEAN sẽ được gỡ bỏ, tạo nên một thị trường rộng mở hơn bao giờ hết. Không dừng lại ở đó, khi AEC ra đời, các nước thành viên phải thực hiện các quy ước đã cam kết.

Du lịch một trong 8 nhóm ngành được tự do lao động giữa các quốc gia.

Từ những hiệp định được thỏa thuận, nhà nước đã hoàn thiện khung chương trình ngành Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn… đạt chuẩn ASEAN. Như ngành Quản trị khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ thanh toán, quan hệ chăm sóc khách hàng…, được xây dựng nhằm phải tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao đạt đẳng cấp khu vực và thế giới, đáp ứng cho sự cạnh tranh lao động khi AEC ra đời.

Với định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, một số cơ sở giảng dạy đã nhanh chóng có những điều chỉnh để phù hợp với đòi hỏi thực tế, ví dụ như trường Trung cấp nghề Việt Giao – một trong ít trường hoàn thành việc kiểm định chất lượng dạy nghề cấp Quốc gia. Theo thầy Đoàn Chí Dũng (trưởng ngành Quản trị khách sạn) chia sẻ: “Khi AEC chưa thành lập, nhà trường đã chú trọng việc đào tạo đề cao năng suất lao động, khả năng ngoại ngữ cho người học để phù hợp với tiêu chí thị trường trong nước, cho nên tỷ lệ 98% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay trên nhu cầu sinh viên tìm việc là chuyện bình thường. Nhưng khi cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời, nhà trường phải tiếp tục xây dựng thêm những giá trị đạo đức nghề nghiệp dựa trên các môn bổ trợ như: kĩ năng tạo mối quan hệ và hội nhập môi trường đa văn hóa, chương trình phòng chống tham nhũng, kỹ năng xử lý than phiền khách hàng hay như môn học giá trị sống là người tử tế… được đưa vào giảng dạy chính quy. Với sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời và những thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương trong khối ASEAN đã được ký kết có hiệu lực, bằng cấp Việt Giao sẽ được công nhận và sử dụng tại các nước Đông Nam Á”.

Sau 2015, SV ngành Bếp có cơ hội làm việc trong thị trường ASEAN

Thu nhập “khủng”, đề cao tính sáng tạo cá nhân, ít bị gò bó bởi những nguyên tắc văn phòng vốn là một trong những đặc thù hấp dẫn của nghề Bếp. Nhưng cho đến khi công nghệ giải trí truyền hình nhập cuộc tôn vinh đầu bếp bằng những gameshow thì lập tức đây được đánh giá như là nghề nghiệp hàng đầu đối với giới trẻ. Nhu cầu nhân lực ngành này đang có dấu hiệu tăng nhanh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, dù xu hướng tuyển dụng lao động lĩnh vực này tại nước ngoài luôn cao thì trước đây, việc xuất khẩu lao động đối với ngành Bếp vẫn còn hạn chế do một số rào cản pháp lý. Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là một bước tiến thuận lợi trong tuyển dụng lao động quốc tế, sinh viên học bếp tại Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng bằng cấp của mình để xin việc và làm việc tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Lao động Việt Nam làm đầu bếp tại nước ngoài với mức lương lên tới hàng chục triệu/tháng trở thành điều dễ dàng hơn bao giờ hết.

Từ lâu, Việt Giao đã chọn GV tiếng Anh dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế và nghiệp vụ sư phạm

Cơ hội để sinh viên tận dụng và di chuyển sang nước khác làm việc.

Theo các chuyên gia, việc thống nhất kinh tế các nước ASEAN sẽ khiến thị trường lao động ở đây trở nên sôi động hơn. Việc được tư do lao động sẽ dẫn đến tình trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập cao, từ nước có ít điều kiện phát triển sang nước có nhiều điều kiện phát triển.

Thầy Trương Tuấn Kiệt – Trưởng ban Đảm bảo chất lượng đào tạo trường Trung cấp nghề Việt Giao cho rằng “Du lịch là nhóm ngành được các nước Asean cho phép được quyền di chuyển tìm việc làm bắt đầu từ năm 2015, do đó, sinh viên trường Trung cấp nghề Việt Giao có tay nghề cao, được đào tạo bài bản sẽ tận dụng cơ hội này để di chuyển sang làm việc ở nước như Singapore, Thái Lan và Malaysia với thu nhập, năng suất lao động cao hơn. Đây chính là cơ hội vàng cho sinh viên Việt Giao”.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Rớt cao đẳng, đại học…Chọn trường học nghề – chọn nơi đảm bảo đầu ra

“Khi tốt nghiệp bất kỳ một ngành nghề nào, việc thành thạo tay nghề là lợi thế để ghi điểm với doanh nghiệp. Đây là lý do khiến đầu ra của người học nghề luôn rộng mở” – một chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT chia sẻ, đồng thời lý giải vì sao ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn học nghề làm con đường lập nghiệp.

Học nghề gì?

Có một thực tế hiện nay, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm  trong khi các doanh nghiệp liên tục than phiền không tuyển được người có chuyên môn, tay nghề mình cần. Phần lớn nguyên nhân do cung cầu lệch nhau, nhiều bạn trẻ chưa biết nắm bắt nhu cầu ngành nghề xã hội cần.

Theo số liệu thống kê gần đây nhất về kinh tế, xã hội Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn 39,10% trong GDP, trong đó tỷ lệ ngành kinh doanh liên quan đến nhà hàng – khách sạn chiếm vị trí thứ 2 toàn ngành. Vì vậy, dịch vụ là một trong những lĩnh vực cần lao động và tạo ra nhiều việc làm nhất hiện nay.

Với sự năng động, nhạy bén, tự tin và thích trải nghiệm của mình, đây cũng là những nghề phù hợp để các bạn thành công và có thu nhập cao.

Học ở đâu?

Từ nhiều năm nay, việc đảm bảo việc làm tại trường Việt Giao đã tạo ấn tượng tốt cũng như xây dựng được niềm tin từ phía học viên, trở thành Trường đạt kiểm định chất lượng đào tạo cấp Quốc gia. Chủ trương của Trường là không đào tạo đại trà, chỉ lấy đủ chỉ tiêu đầu vào cộng với chất lượng đào tạo của quá trình học sẽ được khẳng định bằng chính thu nhập mà bạn có được sau 2 năm học. Bên cạnh đó, Trung cấp nghề Việt Giao đã đạt được các thỏa thuận công nhận bằng cấp lẫn nhau với các nước trong khối ASEAN, mở ra một cơ hội làm việc quốc tế rộng mở hơn bao giờ hết. Bắt đầu từ 2015, sau khi tốt nghiệp sinh viên Việt Giao đã có cơ hội được tự do làm việc tại các quốc gia Đông Nam Á.

Quản trị khách sạn – nghề “hot” chưa bao giờ giảm nhiệt

(Sinh viên ngành Quản trị khách sạn – trường Trung cấp nghề Việt Giao có cơ hội tự do làm việc tại các nước phát triển như Singapore, Thái Lan,…)

Thời gian gần đây, nghề Quản trị khách sạn đang ngày càng thu hút giới trẻ chính vì tác phong hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp mà nó mang lại. Sự tăng trưởng  về quy mô và số lượng các khách sạn trong nước đang đặt ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ nhưng để có thể thành công với nghề này bạn cần phải có sự đào tạo bài bản.

Với chương trình học tối đa hóa thời gian thực hành nghiệp vụ, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc trong môi trường thực tế tại các khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên, đội ngũ giảng viên là các nhà quản lý giỏi tại các khách sạn danh tiếng, Trung cấp nghề Việt Giao tự hào là một trong những trường đào tạo chất lượng cao ngành quản trị khách sạn tại TP.HCM.

Chị Huỳnh Như – cựu SV trường hiện đang là Phó Giám đốc một khách sạn 3 sao có tiếng tại Nha Trang chia sẻ: “Cách đây mấy năm, khi mình chọn học Quản trị khách sạn, gia đình phản đối rất nhiều vì lúc đó nghề này chưa thịnh hành. Nhưng tốt nghiệp xong, mình lại được giới thiệu đi làm ngay chứ không phải vất vả tìm việc như bạn bè. Bây giờ nhu cầu lao động nghề này ngày càng tăng. Hàng năm, các khách sạn phải đăng tin tuyển dụng liên tục, nhất là tại các khu du lịch lớn. Riêng khách sạn mình, mỗi năm cần cả trăm lao động mới nhưng không thể tuyển đủ số lượng và chất lượng như yêu cầu. Vậy nên các bạn trẻ chọn học Quản trị khách sạn có tay nghề bài bản thì chẳng bao giờ sợ thất nghiệp”.

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Trường THPT tư thục khó trăm bề

Nhiều trường THPT ngoài công lập tại TP HCM đang thoi thóp do không tuyển sinh được. Đã đến lúc phải sắp xếp lại hệ thống trường ngoài công lập và có những chính sách hỗ trợ để loại hình trường này phát triển

TPHCM hiện có 120 trường THPT công lập và khoảng 90 trường THPT ngoài công lập. Số học sinh (HS) không đậu lớp 10 khoảng 10.000, giả sử các em này đều tiếp tục học thì sĩ số phân bố vào các trường ngoài công lập rất ít.

Học phí cao, chất lượng chưa cao

Thời gian qua, các trường ngoài công lập đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Tại TP HCM, nhiều trường đã xây dựng phòng ốc khang trang với ký túc xá, sân chơi, khu nội trú tốt.

Trường THPT tư thục khó trăm bề
Trường trung cấp nghề là một trong những lựa chọn của học sinh khiến trường THPT ngoài công lập càng khó tuyển sinh. (Ảnh: Tấn Thạnh)

Thừa hưởng quy chế tự chủ trong giáo dục, các trường THPT ngoài công lập đã được chủ động tài chính, thực hiện nhiều mô hình giáo dục tiên tiến, chú trọng phát triển kỹ năng mềm trong giáo dục và nhất là luôn chăm sóc kỹ HS. Vì thế, nhiều trường THPT ngoài công lập đã tạo được uy tín, niềm tin.

Thế nhưng, bên cạnh những trường THPT ngoài công lập đã khẳng định được thương hiệu, tuyển sinh ổn định hằng năm thì trong tương lai, ngoài số đã bị đóng cửa, vẫn còn nhiều trường – nhất là các trường mới thành lập – đối mặt với nguy cơ giải thể vì không tuyển được HS. Vừa qua, hội nghị tổng kết năm học bậc phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM tổ chức đã đưa ra con số: 20 trường ngoài công lập hiện chưa có tới 100 HS bậc THPT. Trong đó, một số trường không tuyển được HS nào.

Một hiệu trưởng trường THPT tư thục than thở: “Những năm trước, chúng tôi còn tuyển được 4-5 lớp, mỗi lớp 35 HS.  Năm 2014, trường chỉ tuyển được 2 lớp. Chúng tôi – một số thầy cô hưu trí ở các trường công – cùng nhau mở trường tư thục để giúp HS nghèo, học không giỏi… Nhiều người coi đây như là mái ấm tình thương, làm phúc lợi vì học phí của HS  chỉ đủ chi lại cho các em mà thôi”.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng tạm bợ này là do tình hình kinh tế suy giảm đã tác động mạnh đến ngân sách của nhiều gia đình (phần đông HS của các trường THPT ngoài công lập là con gia đình nghèo hoặc gia đình bỏ nông thôn đến thành phố sinh sống). Nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế khá trở lên ở TP HCM cũng cân nhắc khi chọn trường tư thục cho con em học vì học phí cao gấp nhiều lần trường công, trong khi chất lượng giảng dạy một số nơi chưa cao.

Cạnh tranh khốc liệt

Với quy định hiện nay thì HS học hết lớp 9 có thể học trung cấp nghề. TP HCM hiện có 20 trường trung cấp nghề và 32 trường trung cấp chuyên nghiệp. Các trường CĐ cũng có hệ trung cấp tuyển và chỉ tuyển HS trình độ lớp 9. Thay vì học THPT 3 năm cộng thêm 2 năm học trung cấp nghề (tổng cộng 5 năm) mới lấy được bằng, HS mới tốt nghiệp THCS chỉ cần học 2 năm rưỡi đến  3 năm để hoàn tất chương trình trung cấp nghề. HS được đào tạo song song hệ hoàn chỉnh văn hóa THPT (theo hướng giảm tải) và hệ chuyên ngành.

Như vậy, sau 2 năm rưỡi đến 3 năm, HS sẽ nhận 2 văn bằng (văn bằng tốt nghiệp trung cấp nghề chính quy và giấy chứng nhận hoàn chỉnh văn hóa bậc THPT). Các em được quyền dùng bằng trung cấp nghề chính quy để đăng ký dự thi ĐH chính quy (thay cho bằng THPT) theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (như thế, HS sẽ không bị áp lực kỳ thi THPT).

Ngoài ra, các HS này còn được hưởng chính sách học phí của nhà nước khi theo học trung cấp nghề; hưởng chính sách vay vốn với lãi suất 0,5%/năm – sau khi tốt nghiệp 1 năm, HS sẽ có 4 năm trả tiền vay ngân hàng.

Sự cạnh tranh tại các trường THPT ngoài công lập càng khốc liệt hơn khi HS có thể lựa chọn hệ bổ túc văn hóa. TP HCM có 48 trường được phép tuyển bổ túc văn hóa với nhiều ưu tiên. Về chương trình học, các em chỉ học 7 môn bắt buộc là toán, lý, hóa, văn, sinh, sử và địa. Về học phí, mỗi tháng HS chỉ đóng 120.000 đồng, không phải nộp bất kỳ khoản tiền nào khác. Đặc biệt, HS trong độ tuổi phổ cập giáo dục (15-21 tuổi) được miễn 100% học phí và có chế độ miễn, giảm học phí cho HS thuộc diện theo quy định của UBND tỉnh, thành phố.

Với hệ này, sau khi học xong chương trình lớp 12, HS sẽ được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng một ngày như tại các trường THPT, được hưởng tất cả quyền lợi như HS tốt nghiệp THPT khác, được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời gian đi học (theo Nghị định 38/2007 của Chính phủ). Ngoài ra, HS hệ này còn được ưu tiên khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp: Mỗi em được ưu tiên cộng tối đa 4 điểm vào tổng điểm thi nếu có chứng chỉ tin học A,  Anh văn A, chứng chỉ nghề phổ thông loại giỏi…

Với những thuận lợi đó thì HS, nhất là các em thuộc gia đình nghèo, sẵn sàng chọn lựa học chương trình giáo dục thường xuyên, bổ túc văn hóa thay vì tốn tiền vào một trường THPT ngoài công lập.

Đã đến lúc TP HCM phải sắp xếp lại hệ thống trường THTP ngoài công lập. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, vốn vay kích cầu và mặt bằng để các trường ngoài công lập được tiếp sức, phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao sản phẩm đào tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Bản thân các trường ngoài công lập cũng phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; có thể cùng nhau nghiên cứu sự cạnh tranh thị trường giữa các trường trung cấp nghề, bổ túc văn hóa (có những thế mạnh để thu hút số HS tốt nghiệp THCS) như hợp nhất hoặc chuyển đổi các cấp bậc giáo dục khác. Không thể có lối ra cho thực trạng các trường THPT ngoài công lập nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước và sự nỗ lực đổi mới chất lượng của các trường này.

Nhiều trường thoi thóp

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2013-2014, Trường THPT Dân lập Văn Lang chỉ có 88 HS, Trường Trung học Việt Mỹ Anh: 24 HS, Trường THPT Phan Huy Ích: 16 HS, Trường THPT Đại Việt: 46 HS, Trường THPT Hàm Nghi: 79 HS, Trường THPT Đông Dương: 92 HS… Thậm chí, Trường THPT Trần Quốc Tuấn (quận 11) không có HS nào!

Thống kê cũng ghi nhận nhiều trường THPT ngoài công lập phải ngừng hoạt động như Trường Tư thục Hiền Vương, Trường THPT Hoàng Diệu. Bên cạnh đó, một số trường đã bị rút giấy phép như Trường Dân lập Phương Nam (quận Thủ Đức), Trường THPT Khai Trí (quận 5).

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , | Bình luận về bài viết này

Học Trung cấp ngành Quản trị khách sạn – Chọn trường để có thu nhập tốt.

Không đòi hỏi bằng cấp cao nhưng vẫn được làm việc trong môi trường sang trọng, chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến dễ dàng – Đó chính là lý do biến ngành Quản trị khách sạn trở thành một trong những ngành hàng đầu đối với các bạn trẻ không may rớt CĐ-ĐH. Riêng tại trường Trung cấp nghề Việt Giao, lượng hồ sơ đăng kí xét tuyển và nhập học ngành này luôn vượt chỉ tiêu dự kiến, thậm chí nhiều người đã quyết định chọn ngành này tại Trung cấp nghề mà không dự thi CĐ-ĐH.

Học xong có thể làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau từ lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, bếp… Không những vậy, với hệ thống các kỹ năng đa dạng được tích hợp trong chương trình học, sinh viên hoàn toàn đủ khả năng kiêm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Mạnh Quân (Q.11) – cựu sinh viênngành Quản trị khách sạn trường Trung cấp nghề Việt Giao là một ví dụ điển hình. Anh hiện đang làm quản lý nhà hàng tại khách sạn 3 sao đồng thời là một Bartender có tiếng tại các câu lạc bộ với tổng thu nhập hơn 20 triệu/tháng. Quân cho biết: “Bạn bè cùng khóa mình nhiều người làm một lúc hai ba công việc mà không gặp khó khăn gì. Thậm chí nhiều người vừa làm Quản lý khách sạn, vừa tự kinh doanh nhà hàng. Ngoài tăng thêm thu nhập thì những gì học được giúp mình rất nhiều trong cuộc sống cá nhân.”

Dù là mảnh đất nghề nghiệp màu mỡ nhưng trên thực tế, lĩnh vực nhà hàng – khách sạn không bắt buộc nhân lực phải có bằng CĐ – ĐH. Với sự phát triển chóng mặt của du lịch, các nhà tuyển dụng cần một lực lượng lao động thạo việc, có thể đi làm ngay mà không cần đào tạo lại để có thể phòng tránh rủi ro và tăng doanh thu. Rõ ràng, lành nghề và kinh nghiệm thực tế cao luôn là lợi thế của sinh viên trường Trung cấp nghề. Anh Minh – Giám đốc một khách sạn nổi tiếng tại Quận 1 chia sẻ: “Số lượng khách sạn càng tăng thì chất lượng phục vụ phải càng chuyên nghiệp mới cạnh tranh được. Chúng tôi đang cố gắng hạn chế lao động thời vụ mà hướng tới lao động được đào tạo bài bản, làm việc lâu dài. Muốn làm được như vậy, phải đặt hàng trực tiếp từ trường đào tạo, nhất là các trường Trung cấp”. Cách làm của anh Minh và một số chủ doanh nghiệp khác cũng là cách mà các trường dạy về khách sạn đang tiến hành. Điển hình là trường Trung cấp nghề Việt Giao. Đây là một trong những đơn vị tiên phong đào tạo theo đơn đặt hàng với hơn 98% sinh viên có việc làm thu nhập cao mỗi đợt tốt nghiệp.

Sinh viên được thực tập mô phỏng theo mô hình nhà hàng thực tế ngay trong các giờ học tại trường

Học đâu cho chắc chắn việc làm?

Trung cấp nghề Việt Giao hiện được biết đến là một trong số những đơn vị dẫn đầu trong đào tạo nhân lực cho các khách sạn – resort, các mô hình lưu trú tích hợp trên địa bàn TP.HCM, các tỉnh thành lân cận, nhất là những địa phương phát triển về du lịch. Đảm bảo sau tốt nghiệp, sinh viên làm việc ngay tại các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên, các khu vui chơi – resort, trung tâm hội nghị, các công ty dịch vụ du lịch lữ hành. Sinh viên đủ năng lực trong công việc giám sát viên, trưởng ca ở các bộ phận phòng, bar, tiền sảnh, nhà hàng, yến tiệc, nhà bếp, dịch vụ khách hàng, mặt khác được trang bị bài bản để nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao.

Sự đào tạo chuyên nghiệp từ đội ngũ giảng viên hiện là quản lý, giám đốc bộ phận, tổng giám đốc… của các khách sạn nổi tiếng TP.HCM luôn là tấm giấy thông hành thuận lợi nhất cho sinh viên trường trong hơn 14 năm qua.

LỚP CHÍNH QUY BUỔI TỐI DÀNH CHO NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ GIẢI TRÍ – NGHỀ MỚI… CƠ HỘI MỚINgành công nghiệp giải trí lên ngôi kéo theo sự xuất hiện của một lĩnh vực ngành nghề mới: Quản trị dịch vụ giải trí. Tại Việt Nam, những người đầu ngành về giải trí hiện nay chủ yếu được đào tạo tại nước ngoài nhưng vẫn không đủ nhân lực. Chính vì vậy, thực tế đòi hỏi phải có các cơ sở đào tạo trong nước để đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Trường Trung cấp nghề Việt Giao là một trong số những trường đầu tiên tại TP.HCM đưa ngành này vào đào tạo với khung chương trình được Bộ phê duyệt.

Sinh viên tốt nghiệp được giới thiệu vào làm việc tại các công ty chuyên về giải trí, truyền hình, truyền thông. Đây là cơ hội để các bạn trẻ được tham gia tổ chức, điều hành, dàn dựng các chương trình âm nhạc, gameshow, các sự kiện ăn khách… và việc tiếp xúc với các nhân vật nổi tiếng là điều vô cùng dễ dàng. Thế giới giải trí vốn là mảnh đấtmơ ước của nhiều bạn trẻ và đây chính là con đường dẫn các bạn vào thế giới đó.

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Trường Trung cấp nghề Việt Giao: Nơi hun đúc đam mê

Với mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn vững vàng về kỹ năng sống, Trường Trung cấp nghề Việt Giao luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên có thể phát triển một cách toàn diện. Điểm nổi bật của trường là đẩy mạnh liên kết với nhiều doanh nghiệp khác để bảo đảm đầu ra cho sinh viên. Tất cả đã giúp các bạn trẻ theo đuổi đam mê và không ít người thành công.

Lời tâm sự của người hiệu trưởng

Trước thực tế, nhiều bạn trẻ vẫn còn băn khoăn về việc có nên lựa chọn học trường trung cấp nghề hay không và liệu sau khi ra trường bằng cấp đó có xin được việc làm hay không, Thạc sỹ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Việt Giao cho biết: “Tâm lý chuộng bằng cấp đã chứng tỏ sai lầm của nó. Vì thực tế trên thế giới và ngay tại Việt Nam, có rất nhiều người thành đạt mà không qua con đường ĐH. Học gì cũng phải có đam mê. Nếu học ĐH chỉ vì bằng cấp thì bạn vẫn có thể thất bại, còn học trung cấp mà kiên trì và quyết tâm thì vẫn dễ dàng thành công. Tôi không khuyên các bạn bỏ ĐH, chọn trường trung cấp mà chỉ khuyên bạn hãy chọn nghề vì sự đam mê của mình chứ đừng vì bất cứ tấm bằng nào”.

Giờ học của sinh viên ngành quản trị bếp và ẩm thực.

Và để minh chứng cho sự đam mê dẫn tới thành công, lãnh đạo Trường Trung cấp nghề Việt Giao vui vẻ liệt kê hàng loạt doanh nhân thành đạt xuất thân từ trường này như: Bùi Trung Cang, Giám đốc Công ty Du lịch Bùi Gia; Đỗ Thanh Xuân, Giám đốc Kinh doanh Cabaret Travel; Lê Đăng Tạo, Giám đốc Công ty Tân 7 sắc Cầu Vồng; Đinh Thanh Sang, Trưởng phòng Công ty Sago Tour…

Thạc sỹ Nguyễn Phát Thảo, Giám đốc Khách sạn Sunland đồng thời là giảng viên Trường Trung cấp nghề Việt Giao cho biết: “Chính chương trình học mang tính thực tiễn cao và chú trọng vào việc dạy các kỹ năng cần thiết sẽ tạo ra những sinh viên có chuyên môn vững vàng, tinh thần ham học hỏi và có trách nhiệm trong công việc”.

Cách khơi “lửa” đam mê nghề nghiệp

Cách tạo “lửa” đam mê nghề nghiệp ở nhà trường chính là sự kết hợp phong phú của các môn học nghệ thuật với các chuyên ngành học. Trường Trung cấp nghề Việt Giao có nhiều ngành học rất thú vị và đầy nghệ thuật tiêu biểu như quản trị bếp và ẩm thực. Phân tích vì sao nhà trường lại tiên phong ngành này, lãnh đạo nhà trường cho biết, sự tăng trưởng của du lịch kéo theo sự phát triển của hệ thống các nhà hàng, khách sạn – resort làm nổi lên vấn đề “khát” nhân lực ngành bếp. Để trở thành đầu bếp thực thụ không chỉ cần sự đào tạo bài bản mà còn phải có lòng đam mê và sáng tạo không ngừng. Với phương châm “học đến đâu, thực hành đến đấy”, với đội ngũ giảng viên là những nghệ nhân đầu ngành tại các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng, Trường sẽ cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức và tay nghề thành thạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoặc với ngành pha chế (Bartender), giảng viên nhà trường hay gọi đây là công việc của những nghệ sĩ. Tự tay pha chế những thức uống mới lạ, thể hiện những màn trình diễn tuyệt đẹp khiến người khác không thể rời mắt, người pha chế làm nên thương hiệu cho những quán bar, nhà hàng và không có gì khó hiểu khi giới trẻ hiện nay đổ xô đi học Bartender.

Bên cạnh đội ngũ giảng viên chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại, nhà trường còn tạo mọi điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp, các nhà hàng, khách sạn 3 sao trở lên. Hiện có hàng trăm sinh viên thuộc các chuyên ngành quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch, quản trị bếp – ẩm thực… của nhà trường đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp nổi tiếng như khách sạn New World, Rex, Intercontinental, Caravelle… Nhờ vậy, người học không chỉ được tiếp thu kiến thức chuyên ngành mà còn được lĩnh hội các kinh nghiệm quý báu từ chính những người thành công đi trước.

Trường Trung cấp nghề Việt Giao, các hoạt động học tập, thảo luận, thuyết trình theo nhóm để rèn luyện những kỹ năng giao tiếp căn bản nhất đã giúp sinh viên tự rèn dũa bản thân mà không cần tác động của phụ huynh hay giáo viên như trước.

Chưa hết, nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội và trau dồi kinh nghiệm sống, trường cũng tổ chức các sân chơi, các chương trình ngoại khóa mang đậm tính nhân văn cho sinh viên như: Bình chọn Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên thế giới, tiếng hát biển đảo, hội thảo tiếng Anh chuyên ngành… Tất cả những điều trên đã góp phần xây dựng nên những thế hệ sinh viên Trường Trung cấp nghề Việt Giao bản lĩnh, giỏi về nghề và được các doanh nghiệp tin tưởng, ký cam kết tuyển dụng. Đến năm 2015, Trường Trung cấp nghề Việt Giao quyết tâm trở thành một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề ở TP Hồ Chí Minh.

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Thích làm bếp trưởng, có cần học đại học?

Các trường trung cấp nghề có nhiệm vụ đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho xã hội và các văn bằng chính quy này đều nằm trong hệ thống đào tạo giáo dục quốc gia.

Những năm gần đây ngoài những ngành kỹ thuật các ngành nghề dịch vụ như Quản trị Khách sạn, Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Dịch vụ Giải trí và Thể thao… cũng rất được trú trọng đào tạo.

Bên cạnh đó nổi bật một ngành đang có mức độ phát triển mạnh mẽ về nhu cầu nhân lực phải kể đến ngành Bếp, với những nước khác đầu bếp là một ngành đang rất được xã hội coi trọng và đang được đào tạo chuyên sâu, sinh viên ra trường ngành này luôn có mức thu nhập cao thì tại Việt Nam ngành này đang trở nên danh giá do định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian sắp tới phải gần chuyển dịch sang hướng kinh tế dịch vụ du lịch vì vậy đang rất cần nguồn lao động nghề bếp để phát triển kinh tế.

Giờ học thực hành cắm hoa của các bạn lớp QTBAT trường TCN Việt Giao.

Muốn học nghề bếp đào tạo chuyên nghiệp sẽ phải học ở đâu?

Đặc tính nghề bếp đòi hỏi các bạn phải thực hành và thâm nhập vào thực tế nghề nghiệp của mình rất nhiều. Một cơ hội mở ra cho các bạn đó là sau khi tốt nghiệp THPT xong các bạn đăng ký học nghề bếp ở các trường Trung cấp nghề có đào tạo chuyên ngành này sẽ là một hướng đi nhiều cơ hội. Thời gian theo học ngắn (2 năm cho hệ Trung cấp nghề) các bạn có thêm cơ hội và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn các bạn đồng trang lứa. Rất thích hợp cho các bạn muốn nhanh chóng có công việc ổn định và có mức thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Các bạn ngành QTBAT trường TCN Việt Giao trong giờ nghỉ giải lao thực tập tại nhà hàng Hải Sản Phú Khang TP.HCM.

GV Trần Thị Như Quỳnh –Trường Trung cấp nghề Việt Giao – chia sẻ những năm gần đâu chuyên ngành Quản trị Bếp – Ẩm thực của trường chào đón hàng trăm sinh viên đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp liên kết với trường. Sinh viên ra trường làm việc ở những nhà hàng lớn trong khắp cả nước với mức lương cao. Có thể nói nghề Bếp thật sự trở thành nghề nghiệp bảo đảm tương lai cho các bạn trẻ.

Đại học có phải điểm đích cuối cùng hay không? Câu trả lời thực tế hiện nay các bạn trẻ đến đích có thể đi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trở thành bếp trưởng không vào học đại học vẫn thành công.

Một số hoạt động của sinh viên chuyên ngành Quản trị Bếp – Ẩm Thực trường Trung cấp nghề Việt Giao giao lưu cùng các bạn sinh viên Hàn Quốc:

Thành quả trong giờ học cắm hoa cùng thầy: 

Liên hoan ẩm thực thành phố

 
Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Quản trị bếp ẩm thực…nghề hái ra tiền thật sự!

Do nhu cầu nhân lực ngày càng cao, nhà hàng khách sạn được mở ra nhiều nên nghề đầu bếp nghiễm nhiên trở thành một nghề dễ kiếm việc. Thậm chí, tại một số trường như Trung cấp nghề Việt Giao, sinh viên còn có sẵn việc làm tại các doanh nghiệp nổi tiếng từ khi chưa ra trường.

Chưa cần tốt nghiệp đã có việc làm

Theo một số khách sạn, nhà hàng lớn tại TP.HCM, thị trường lao động luôn có nhu cầu tuyển nhân viên bếp do đó cơ hội cho những người theo học nghề này rất lớn. Sinh viên học xong không chỉ có kỹ năng nấu nướng chuyên nghiệp mà sau vài năm kinh nghiệm còn có thể tự lực kinh doanh. Chị Trang – cựu sinh viên trường Trung cấp nghề Việt Giao, hiện là chủ một nhà hàng lớn tại Quận 11 chia sẻ: “Sau tốt nghiệp, tôi bắt đầu với vị trí là nhân viên tại một nhà hàng Quận 3 do trường giới thiệu.Tôi thăng tiến nhanh chóng, thu nhập cũng vì thế mà tăng lên. Nhưng làm được 2, 3 năm tôi từ bỏ mức lương hơn 10 triệu/tháng, quyết định dùng số vốn tích cóp được để mở quán ăn. Tôi nghĩ mình có tay nghề lại được đào tạo nghiệp vụ quản lý vậy tại sao không tự đứng ra làm chủ. Có nền tảng, dám mạnh dạn thì ắt thành công thôi”.

Ngoài ra, hiện nhu cầu xuất khẩu lao động ngành nghề này cũng có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt nhiều Việt kiều ở nước ngoài mở nhà hàng có nhu cầu thuê người Việt làm việc. Không ít sinh viên tốt nghiệp được ký kết hợp đồng lao động tại nước ngoài (nhiều nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản…) với mức lương khởi điểm lên tới 40 triệu/tháng.

Bản thân những người đang theo nghề cũng thừa nhận: Đây là một trong những ngành học xong dễ và nhanh kiếm được việc làm nhất. Như Quốc Cường, đang làm đầu bếp ở một nhà hàng có tiếng ở TP.HCM: “Sau đợt thực tập, mình được giữ lại, vừa kiếm được tiền, vừa nâng cao tay nghề.Có việc làm ngay từ khi chưa tốt nghiệp và giờ cuộc sống ổn đinh, mình cảm thấy may mắn vì hồi đó đã quyết định chọn ngành Quản trị Bếp Ẩm thực“. Ra trường với mức lương từ 4 – 6 triệu đồng, rõ ràng đây là điều lý tưởng so với sinh viên đang theo học các ngành nghề khác.

Đầu bếp – Thời gian học ngắn, dễ kiếm việc làm, mức lương hấp dẫn, khả năng thăng tiến cao

Trở thành đầu bếp chuyên nghiệp sau 2 năm

Trường Trung cấp nghề Việt Giao hiện đang đào tạo đầu bếp theo chuẩn quốc tế với thời gian đào tạo bài bản chỉ trong vòng 2 năm bao gồm cả thời gian thực tập tại khách sạn, nhà hàng. Sinh viên sau khi hoàn thành xong chương trình hoàn toàn có thể tự tin khởi nghiệp.Tỉ lệ sinh viên ngành Bếp ra trường có việc làm ổn định chiếm hơn 98%.

Sinh viên không chỉ được hướng dẫn chế biến, xào nấu mà còn hàng trăm công việc khác như hướng dẫn khách hàng cách ăn uống, dọn món, tính toán phù hợp từ mua nguyên vật liệu, chế biến, cho tới khi món ăn được đưa lên bàn và được khách hàng chấp nhận. Phương pháp giáo dục tích cực hình thành tính chăm chỉ, ham thực hành cho mỗi người học. Lĩnh hội kiến thức trực tiếp từ những giảng viên giỏi nghề sẽ giúp sinh viên thụ hưởng được các kỹ thuật, công thức món ăn từ nhiều quốc gia khác nhau cũng như cơ hội gặp gỡ rất nhiều người.

 

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Tham quan nhà máy Ajinomoto – Chuyến đi trải nghiệm thú vị của sinh viên ngành Bếp

Ajnomoto có lẽ là một cái tên nghe khá quen thuộc đối với chúng ta. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy, vào ngày 19.08.2014, chương trình tham quan thực tế đến nhà máy Ajinomoto Việt Nam cho sinh viên ngành Quản trị Bếp và Ẩm thực đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 60 người.

7h30, chuyến xe đặc biệt xuất phát từ trường Việt Giao cùng các bạn sinh viên tham dự chương trình bắt đầu lăn bánh. Hơn 45 phút sau, tất cả đã đặt chân đến nhà máy Ajinomoto Việt Nam, bắt đầu một cuộc khám phá đầy thú vị.

Trong phòng họp, buổi trò chuyện diễn ra trong không khí hào hứng và sôi nổi. Một đại diện công ty đã giới thiệu đến các bạn sinh viên đôi nét về tập đoàn cùng với những thương hiệu sản phẩm hàng đầu hiện nay như bột ngọt Ajinomoto, hạt nêm Aji Ngon, Sauce Mayonnaise Lisa, Café lon Birdy… Phần trình bày khá dài nhưng với cách nói chuyện sinh động, dí dỏm, anh thật sự đã cuốn hút các bạn vào thế giới gia vị và thực phẩm Ajinomoto.

Thế giới thực phẩm Ajinomoto Việt Nam
“Umami là gì nhỉ?” Một vài bạn sinh viên thắc mắc khi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên lạ lẫm này. Thật bất ngờ, đoàn tham quan được gỡ rối bởi một nhân vật đặc biệt từ phía công ty: cô nàng cà chua cực kỳ dễ thương. Sự xuất hiện của chị khiến các bạn hào hứng và vỗ tay thích thú. Không chỉ mang đến những kiến thức mới, chị còn giúp các bạn có một trải nghiệm độc đáo: nhắm mắt lại và nếm vị ngọt của quả cà chua.

Cùng nếm thử vị Umami trong quả cà chua
Vị ngọt đó được mang tên Umami, một trong 5 vị cơ bản của ẩm thực bên cạnh vị đắng, chua, ngọt và mặn. Vị ngọt Umami chính là vị của Glutamate tồn tại trong các loại thịt, rau, đậu và những thực phẩm lên men như phô mai, nước tương, bột ngọt…
Bên cạnh việc giới thiệu về quy trình sản xuất gia vị trên lý thuyết, các anh chị nhân viên công ty còn đưa các bạn đến tham quan khu vực nhà máy rộng diện tích 10 ha. Không ít bạn tròn mắt khi ngước nhìn những bồn chứa nguyên liệu khổng lồ với dung tích trên 5000 m3 hay thích thú lắng nghe các anh giới thiệu về dây chuyền đóng gói cùng hệ thống xử lý nước thải hiện đại tại đây… Sự nhiệt tình, thân thiện của các nhân viên Ajinomoto khiến cho chuyến tham quan luôn diễn ra trong bầu không khí hào hứng đầy ắp tiếng cười.

Cùng đi tham quan thực tế nhà máy Ajinomoto Việt Nam
Buổi tham quan kết thúc với một phần tương tác khá thú vị giữa sinh viên cùng một số đại diện công ty. Hàng loạt thắc mắc của các bạn được giải đáp: Ăn bột ngọt sẽ có hại cho sức khỏe? Tại sao không xây dựng thương hiệu riêng cho café lon Birdy? Làm thế nào để có thể được thực tập và làm việc tại Ajinomoto?… Qua đó, sinh viên tham dự chương trình có thêm được những kiến thức về sản phẩm, nắm bắt được những cơ hội nghề nghiệp ở tập đoàn nổi tiếng toàn cầu này.

Sinh viên ngành Bếp chân thành gửi lời cảm ơn đến công ty Ajinomoto.
Đòan tham quan ra về với những cảm xúc riêng, mỗi người đều ấp ủ những dự định riêng cho mình. Một chuyến đi với những thông tin mới lạ, bổ ích, một bữa trưa thật vui và thân mật với các anh chị nhân viên, một túi quà Ajonomoto xinh xắn, … tất cả sẽ trở thành những kỷ niệm khó quên đối với bất cứ ai tham dự chương trình.

Hơn 13h, các bạn nói lời chia tay công ty Ajinomoto, lên xe để quay về thành phố. Chặng đường về dường như ngắn hơn, chẳng mấy chốc mà chiếc xe đưa đoàn tham quan đã dừng chân tại Bò Sữa Long Thành.

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Chọn học Quản trị Bếp – Ẩm thực để tạo lập tương lai bền vững

Ẩm thực là lĩnh vực khá nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, nếu yêu thích và muốn thành công bằng nghề này bạn phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và thành thạo nghiệp vụ quản lý nói chung và tay nghề Bếp nói riêng.

Cơ hội để trở thành nhà quản trị Bếp chuyên nghiệp thì Những kỹ năng thực tiễn trong quản lý kinh doanh ẩm thực sẽ là những bài học thực sự hữu ích cho những ai muốn chọn lĩnh vực ẩm thực làm “cần câu cơm”. Kinh doanh ẩm thực cũng giống như các lĩnh vực khác, người đầu bếp cần phải có lập trường vững vàng và sự quyết đoán để không bỏ qua cơ hội “ngàn vàng” hoặc sai sót trong các quyết định đầu tư để phải trả giá. Thực thụ trong vai trò người đầu bếp, Kiến thức về thực phẩm, nguyên vật liệu, chế biến và vận dụng những công thức để “thổi hồn” vào những món ăn là rất quan trọng. Ngoài ra, người đầu bếp còn phải có hiểu biết sâu về an toàn thực phẩm cũng như cách xây dựng menu, định lượng suất ăn… phù hợp với chi phí buổi tiệc. Việc nắm bắt các món ăn của từng vùng miền, yêu cầu của khách hàng là những yếu tố không thể thiếu để giúp bạn chế biến các món ăn chất lượng, mang hương vị đặc trưng mà vẫn đảm bảo sự hài lòng cho thực khách.

Ảnh: Rất nhiều người đam mê ẩm thực đều luôn ao ước trở thành chủ nhà hàng, nhưng do chưa có kinh nghiệm và nghiệp vụ QTKD nên không đủ tự tin để có thể thực hiện được điều đó.

Sự chuyên nghiệp và thương hiệu đào tạo đã được khẳng định, Trung cấp nghề Việt Giao sẽ giúp bạn tạo lập tương lai bền vững với chính niềm đam mê của bạn tại khóa học Trung cấp nghề chính quy 2 năm ngành Quản trị Bếp và Ẩm thực. Ngoài ra, các khóa ngắn hạn 3 tháng đào tạo Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á để nâng cao tay nghề đang thu hút đông học viên tại trường Trung cấp nghề Việt Giao.

Trường Trung cấp nghề Việt Giao

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Trượt tốt nghiệp THPT, không cần thi tiếp năm sau?

Nếu thí sinh bị rớt tốt nghiệp THPT thì cơ hội vẫn rộng mở. Hiện nay nhiều  trường tiếp nhận học viên đăng ký theo học ở hệ trung cấp nghề.

Trong quá trình học, bạn sẽ tham gia ôn tập lại 3 môn văn hóa cơ bản nhằm hoàn chỉnh kiến thức bậc THPT và không cần phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp ở năm tới.

Để hiểu rõ thông tin tuyển sinh hệ trung cấp nghề, thầy Bùi Cao Trưởng – Phó trưởng phòng Đào tạo & Khảo thí trường Trung cấp nghề Việt Giao – một trường đã có trên 13 năm kinh nghiệm đào tạo chuyên nghiệp các ngành nghề tiên tiến –  chia sẻ.

– Trường sẽ nhận các bạn không trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT vào học ngành nào?

– Năm nay trường trung cấp nghề Việt Giao sẽ nhận hồ sơ xét tuyển vào các ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị Bếp và Ẩm thực (chuyên ngành kỹ thuật chế biến món ăn), Hướng dẫn du lịch, Quản trị dịch vụ Giải trí và Thể Thao và ngành Kế toán doanh nghiệp.

Sinh viên đang theo học các chuyên ngành tại trường TCN Việt Giao.

– Các bạn khi theo học tại trường sẽ phải học 3 môn văn hóa nào?

– Theo quy định về đào tạo hoàn chỉnh kiến thức bậc THPT, các bạn chưa đủ điều kiện để xét tốt nghiệp bậc THPT khi vào học sẽ học 3 môn hoàn chỉnh kiến thức là Văn, Sử, Địa trong thời gian 3 tháng.

– Tại trường TCN Việt Giao, lợi ích của các chương trình học sẽ như thế nào?

– Các môn học trong các ngành đều được lồng ghép giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh. Chương trình giúp  học sinh tiếp cận được giảng viên đầu ngành, nổi tiếng tại Việt Nam qua các môn học chuyên ngành. 70% thời lượng chương trình đuợc thực hành tại chỗ, sẽ giúp học sinh đủ tự tin tiến xa hơn, sáng tạo hơn, đủ sức cạnh tranh và không bao giờ bị đào thải.  Ngoài ra học sinh theo học trung cấp nghề sẽ thuộc diện được nhà nước hỗ trợ tài chính khi theo học.

 
Sinh viên trường TCN Việt Giao trong giờ học kỹ năng làm việc nhóm

– Sau khi tốt nghiệp học sinh được gì?

– Tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Trung cấp nghề chính quy trong hệ thống văn bằng quốc gia và chứng nhận song ngữ có giá trị hội nhập tại các công ty đa văn hóa.  Học sinh không phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục tổ chức, được liên thông lên CĐ nghề, ĐH theo quy định, được đăng ký dự thi CĐ-ĐH hằng năm theo quy chế tuyển sinh. Ngoài ra nhà trường sẽ hỗ trợ tư vấn du học hoặc xuất khẩu lao động theo nhu cầu. Điểm quan trọng là nhà trường có bộ phận Quan hệ doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc làm các ngành Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Quản trị Bếp và Ẩm thực, Quản trị dịch vụ Giải trí và Thể thao.

 
Sinh viên trường TCN Việt Giao trong lễ tốt nghiệp.
Năm nay trường dành chỉ tiêu xét tuyển HS tốt nghiệp THCS, học dở dang lớp 10, 11, 12 đi học trung cấp nghề. Khi trúng tuyển, các bạn sẽ học 6 môn văn hóa hoàn chỉnh bậc THPT theo quy định từng ngành nghề (thay vì phải học 11 môn khi học tại các trường THPT) cùng với các môn học chuyên ngành đào tạo.

 

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Học Trung cấp nghề không lo toan việc làm

Nhiều người cho rằng phải cầm tấm bằng đại học trong tay mới đủ tự tin để bước vào đời nhưng những câu chuyện thực tế cuộc sống đã chứng minh được “Đại học không phải là con đường duy nhất”.

Anh Trần Văn Hưng rớt điểm sàn Cao đẳng đã chọn nghề Bếp tại một trường Trung cấp nghề Q.10. Sau khi tốt nghiệp với tay nghề khá, anh xin việc tại một khách sạn 3 sao ở Q.1 với mức lương khởi điểm đã là 6 triệu đồng/tháng. Hiện nay anh đang chuẩn bị tham gia xuất khẩu lao động nghề Bếp tại Hàn Quốc với mức thu nhập hợp đồng được ký là 40 triệu đồng mỗi tháng. Đây có thể xem là con số đáng mơ ước đối với không ít cử nhân ĐH mới ra trường, thậm chí là những người đã đi làm nhiều năm.

Bên cạnh CĐ-ĐH thì xu hướng chọn học Trung cấp nghề đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nguyên nhân vì hệ thống đào tạo này có nhiều ngành nghề đang rất được các nhà tuyển dụng săn đón. Sinh viên học Trung cấp nghề được thụ hưởng chương trình học có thời lượng thực hành cao nên không phải đào tạo lại khi làm việc thực tế. Đây cũng là nguyên nhân mà các doanh nghiệp tốn khá nhiều thời gian đối với phần lớn sinh viên tốt nghiệp CĐ-ĐH.

(Nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp hiện rất cần người có kỹ năng nghề nghiệp ở bậc TCN. Chính vì vậy, lợi thế thạo việc ngay từ khi còn học tập tại trường trở thành ưu thế của sinh viên Việt Giao khi gặp gỡ các nhà tuyển dụng)

Đặc biệt, với quy chế rộng mở, mọi sinh viên tốt nghiệp Trung cấp nghề đều có cơ hội học liên thông lên bậc CĐ-ĐH. Các chuyên gia tư vấn cho rằng, với những thí sinh không trúng tuyển CĐ-ĐH thì học Trung cấp nghề là lựa chọn phù hợp nhất.

Cô Trần Thị Như Quỳnh – Phó phòng Tuyển sinh Truyền thông trường Trung nghề cấp nghề Việt Giao chia sẻ:  “Thực tế cầu lớn hơn cung đã dẫn tới việc các doanh nghiệp phải tới tận các địa chỉ đào tạo uy tín để ký kết đơn đặt hàng nhằm đảm bảo nhân lực. Nhà trường đã tiên phong thực hiện tuyển sinh dựa trên nhu cầu tuyển dụng theo một mô hình khép kín: doanh nghiệp đặt hàng – tuyển sinh – đào tạo – giới thiệu sinh viên về doanh nghiệp. Hiệu quả của nó được chứng minh bằng việc 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Thậm chí nhiềuSV còn tự mở công ty, doanh nghiệp hoặc tham gia xuất khẩu lao động tại nhiều nước như Úc, Hàn Quốc, Canada…”

Trong đợt tuyển sinh khóa 27, trường nhận hồ sơ xét tuyển các ngành: Hướng dẫn du lịch, Quản trị khách sạn, Quản lý Bếp – Ẩm thực, Quản trị giải trí. Chương trình đào tạo được chuẩn hóa về kiến thức và kỹ năng, được kiểm chứng bởi chính các doanh nghiệp đã đưa Việt Giao trở thành địa chỉ tin cậy được nhiều đối phụ huynh và học sinh lựa chọn.

TIN NÓNG

Trung cấp nghề Việt Giao hiện giảm 20% học phí các khóa học ngắn hạn trong tháng 8/2014. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp hoàn thiện và nâng cấp bộ máy nhân sự với số lượng lớn mà vẫn tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp vừa giải quyết hiệu quả bài toán kinh tế.

Các ngành áp dụng: Lĩnh vực Ẩm thực (Bếp Việt Nam, Bếp Âu – Á, Bếp Bánh) và Pha chế (Bartender) giảm từ 3.900.000 còn 3.120.000; Lĩnh vực Nghiệp vụ Quản lý (Quản lý nhà hàng, Quản lý khách sạn – resort) giảm từ 4.250.000 còn 3.400.000; Lĩnh vực Nghiệp vụ chuyên môn (Phục vụ Bàn nhà hàng, Phục vụ Buồng/Phòng) giảm từ 2.900.000 còn 2.320.000; Lễ tân khách sạn giảm từ 3.500.000 còn 2.800.000. Chương trình còn áp dụng đối với các lớp chuyên đề: Tổ chức lễ hội và sự kiện, Quản lý điều hành yến tiệc, Bếp chay, Bếp công nghiệp… cho học viên đăng ký theo nhóm. 

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Chọn ngành phù hợp cho HS lớp 10 tại các trường TCN chính quy thuộc hệ thống giáo dục quốc gia

 Với những học sinh lớp 10 mong muốn được rèn luyện trong môi trường đào tạo “tư duy độc lập và khả năng phản biện cao”, đang băn khoăn chưa biết con đường nào phù hợp thì Trung cấp nghề Việt Giao chính là sự lựa chọn đúng đắn. Không chỉ được hoàn chỉnh văn hóa THPT, các em còn có cơ hội được đặt chân vào nghề  chuyên nghiệp, các kỹ năng ứng dụng thực tế hiệu quả nhất hiện nay.

Quản trị khách sạn – Nghề sang trọng và đẳng cấp

Luôn xuất hiện với trang phục đẹp và tác phong chuyên nghiệp, cơ hội gặp gỡ và mở rộng mối quan hệ với khách hàng sang trọng, nổi tiếng, nên ngành Quản trị khách sạn được xếp vào một trong những ngành nghề được học sinh lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Với những môn học mang tính ứng dụng cao vào cuộc sống như: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, xử lý than phiền, nghiệp vụ Bếp, nghiệp vụ Buồng/phòng, học sinh sẽ hình thành thói quen tự lập cho bản thân, sớm trưởng thành, vững vàng về kỹ năng sống. Chọn ngành Quản trị khách sạn là chọn môi trường làm việc có đẳng cấp với các vị trí công việc đa dạng như: lễ tân, pha chế, nhà hàng

IMG 0176 resize

Quản trị Bếp và Ẩm thực – Thế giới của những “siêu đầu bếp”

Những món ăn ngon, những màn trình diễn dao thớt điêu luyện của các đầu bếp trên các chương trình truyền hình đã cuốn hút nhiều bạn có sở thích và đam mê ẩm thực đặt chân vào thế giới này. Tại Việt Giao, học sinh được học tập với các đầu bếp nổi tiếng, tự tay chế biến các món ăn hấp dẫn và sáng tạo những công thức chế biến riêng. Chúng tôi tạo ra môi trường học tập năng động để người học phát huy tối đa khả năng bản thân với sứ mệnh nâng tầm ẩm thực Việt Nam sánh vai cùng thế giới.

hoc-bep32

Hướng dẫn du lịch – Nghề “thông ngôn” với nhiều trải nghiệm và khám phá

Được xem như những người có khả năng giao tiếp tuyệt vời, luôn dễ dàng trở thành tâm điểm của đám đông, Hướng dẫn du lịch là dành cho những ai đam mê sự trải nghiệm. Tại Việt Giao, cơ hội phát triển của nghề vô cùng phong phú khi học sinh tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc tùy theo tính cách và nhu cầu: hướng dẫn viên cho những người thích khám phá, làm việc tại phòng điều hành, phòng kinh doanh, phòng vé… tại các công ty lữ hành. Cái vui của nghề là được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp, nếm những món ăn ngon, hiểu thêm về nét văn hóa đặc sắc của mọi miền đất nước, những yếu tố hấp dẫn ngày càng nhiều các bạn trẻ theo đuổi ngành này.

hoc-ly-thuyet 2422

Học và làm việc theo nhóm luôn được áp dụng tại trường Việt Giao

Bỏ THPT  thẳng tiến Trung cấp nghề có phù hợp?

Các chuyên gia giáo dục khẳng định: hoàn toàn phù hợp. Thay vì học THPT 3 năm cộng thêm 2 năm học TC Nghề (tổng cộng 5 năm) thì học sinh tốt nghiệp THCS chỉ cần học từ 2,5 đến 3 năm để hoàn tất chương trình TC Nghề. Nếu học sinh xác định nghề nghiệp mình yêu thích và mong muốn rút ngắn thời gian học tập một cách hợp lý nhất thì việc chuyển hướng học TC Nghề bỏ qua bậc học THPT giải quyết hiệu quả bài toán kinh tế và thời gian.

Bà Trần Thị Như Quỳnh – Trưởng phòng Tuyển sinh trường TCN Việt Giao khẳng định: “Mọi con đường học tập đều hướng đến một mục tiêu duy nhất là ra trường có việc làm ngay. Nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển người lao động thành thạo tay nghề, có thể vào “guồng” làm việc mà không cần đào tạo lại. Lợi thế của người học TC Nghề là được thực hành nhiều, tay nghề vững, dễ dàng ghi điểm với doanh nghiệp. Đây là lý do khiến đầu ra của học sinh trường Việt Giao luôn rộng mở”.


Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2014 cho các trường trực thuộc thành phố, đã được Ủy ban nhân dân TP.HCM  phê duyệt. Năm học này trường TCN Việt Giao (www.vietgiao.edu.vn) sẽ tuyển sinh 470 chỉ tiêu cho các ngành.  Theo đó, các ngành được UBND đồng ý cho phép đào tạo sẽ là Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Quản trị Bếp – Ẩm thực, Quản trị dịch vụ Giải trí. Đây là những ngành có ưu thế huấn luyện, luôn được nhà trường đảm bảo đầu ra và các cơ hội học liên thông tại bậc CĐ-ĐH sau khi tốt nghiệp. Đối tượng học sinh được tham gia xét tuyển đợt nhập học bao gồm: đã tốt nghiệp THCS, không trúng tuyển vào NV1 lớp 10, đang học dở dang tại các trường THPT mong muốn chuyển tiếp xét tuyển theo học tại bậc TCN…

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

THÔNG BÁO TUYỂN SINH THÁNG 4 – K28 (ĐỢT 1 NĂM 2015)

Trường Trung cấp nghề Việt Giao thông báo tuyển sinh trung cấp nghề (đợt 01 năm 2015) gồm 3 chuyên ngành đào tạo Quản trị khách sạn, Quản trị bếp và ẩm thực (chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn), Hướng dẫn du lịch. Đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT nhận hồ sơ từ ngày 01/02/2015. Hạn nộp hồ sơ trước ngày 27/05/2015.

 Thông báo tuyển sinh trung cấp nghề đợt 01 năm 2015

I. Ngành đào tạo:

II. Điều kiện dự tuyển:

  • Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Hoàn tất chương trình THPT.

IV. Mức học phí các chuyên ngành:

1.Học phí học chuyên ngành:

STT

NGÀNH

HỌC PHÍ

GHI CHÚ

1

Quản trị Khách sạn 16.800.000 VNĐ/ khóa

Đợt 1: 7.200.000 VNĐ

Đợt 2: 5.800.000 VNĐ

Đợt 3: 3.800.000 VNĐ

2

Hướng dẫn Du lịch

3

Kế toán Doanh nghiệp

4

Quản trị Mạng máy tính

5

Quản lýBếp và Ẩm thực (chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn)

19.800.000 VNĐ/khóa

Đợt 1: 9.800.000 VNĐ

Đợt 2: 6.000.000 VNĐ

Đợt 3: 4.000.000 VNĐ

6

Quản trị dịch vụ Giải trí và Thể thao

2. Học phí chương trình hoàn chỉnh văn hóa gồm:

  • Học sinh tốt nghiệp THCS học chương trình hoàn chỉnh văn hóa gồm 6 môn:
    Văn – Toán – Lý – Hóa – Sử – Địa: 7.800.000 đồng/khóa (2.600.000 đồng/lớp)
  • Học sinh hoàn tất chương trình lớp 12 học chương trình hoàn chỉnh văn hóa gồm 3 môn:
    Văn – Sử – Địa:   1.800.000 đồng/khóa

V. Lợi ích chương trình học:

  • Chỉ xét tuyển, không thi tuyển.
  • Có kí túc xá cho sinh viên ngoại tỉnh.
  • Chương trình đào tạo linh hoạt, thời gian đào tạo nghề và hoàn chỉnh văn hóa diễn ra song song tạo điều kiện cho sinh viên sau 2 năm có bằng tốt nghiệp Trung cấp chính quy, thời gian học cố định giúp người học chủ động xây dựng kế hoạch vừa học vừa làm.
  • Bằng cấp sau khi tốt nghiệp được liên thông Cao đẳng, Đại học theo đúng quy chế tuyển sinh.
  • Tiếp cận được giảng viên đầu ngành, nổi tiếng tại Việt Nam của các môn học.
  • Đảm bảo trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt trong công việc hằng ngày.
  • Hỗ trợ học viên vay vốn học tập theo quy định của Nhà nước.
  • Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành.
  • Nhà trường hỗ trợ giới thiệu việc làm trong và sau khóa học.

VI. Cam kết của nhà Trường:

  • Nhà trường cam kết cung cấp chương trình đào tạo giúp người học tự xây dựng một nền móng vững chắc, lâu dài cho sự nghiệp tương lai, cung cấp những nghiệp vụ chuyên nghiệp tiên tiến nhất và một nền tảng lý luận sâu sắc để người học có thể tiến xa hơn, sáng tạo hơn, đủ sức cạnh tranh hơn và không bao giờ bị đào thải.

VII. Hồ sơ gồm có:

  1. Phiếu đăng ký học nghề
  2. Thông tin thí sinh
  3. Bản sao bằng tốt nghiệp THCS, THPT
  4. Bản sao học bạ THCS, THPT
  5. Bản sao CMND
  6. Bản sao giấy khai sinh
  7. Bảo sao sổ hộ khẩu
  8. 5 ảnh màu 3×4 và 2 ảnh màu 2×3
  9. Giấy khám sức khỏe

VIII. Thí sinh liên hệ nộp hồ sơ:

  • Trường Trung cấp nghề Việt Giao
  • Phòng Tuyển sinh – Truyền thông
  • Số 193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, TP.HCM
  • ĐT: (08) 39270278 – 38349893 – 3927 2293
  • Hotline: 0925 357 357 hoặc 0979 66 88 68
Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Học nghề – Chìa khóa thăng tiến cho những người dang dở việc học

Với mong muốn thăng tiến trong công việc, chị Cẩm Nhung (Q.11) đã đăng ký khóa học Quản trị Bếp và Ẩm thực tại trường Trung cấp nghề Việt Giao. Sau 2 năm học tập tại trường, chị đã có trong tay tấm bằng trung cấp và được nhận làm việc trong khách sạn 4 sao tại TP.HCM với mức lương cao hơn lúc trước từ 2-3 triệu/tháng.

Đó không chỉ là câu chuyện của chị Cẩm Nhung mà còn rất nhiều lao động bỏ dở việc học lựa chọn học trung cấp để nâng cao tay nghề, cải thiện mức thu nhập.

Học nghề – ưu tiên hàng đầu của những người “gián đoạn” học hành

Một thực tế hiện nay là nhiều người học dở dang sau một thời gian đi làm, đã thấy được vai trò của việc tiếp tục học hành. Đó là việc nâng cao tay nghề, tăng tính chuyên nghiệp để tránh bị đào thải trong môi trường cạnh tranh, tránh bị cắt giảm biên chế do không đáp ứng nhu cầu như hiện nay. Thêm vào đó, để thăng tiến trong công việc, vươn lên những vị trí cao hơn thì càng cần hơn nữa năng lực chuyên môn, một chiếc vé thông hành – bằng cấp.

Chính vì những lý do đó mà những người còn dang dở việc học lựa chọn học nghề tại trường trung cấp ngày càng đông. Sở dĩ trong các cấp bậc đào tạo như đại học, cao đẳng, trung cấp thì trung cấp nghề có lợi thế là phù hợp với người đi làm.

ab

Sinh viên trường Việt Giao được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá là có tay nghề cao, được đào tạo bài bản. Ảnh Kim Dung

Những điều kiện thuận lợi khi học trường nghề

Tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo chính là điều mà những người học dang dở đang cần ở trường nghề. Thật vậy, trường nghề với thời gian đào tạo ngắn, áp lực bài vở được giảm bớt, người học sẽ “dễ thở”, dễ tiếp thu hơn do thời gian dài không đụng đến sách vở. Chương trình học không nặng về lý thuyết mà chú trọng vào thực nghiệm để nâng cao tay nghề. Đây cũng là chính là ưu điểm nổi bật, “bảo chứng” cho đầu ra sau khi ra trường của người học. Chương trình nghề được kiểm định chất lượng dạy và học sẽ giúp bạn học tập hiệu quả, tay nghề vững vàng.

Với thủ tục đơn giản, chỉ cần tốt nghiệp THCS là người hoc đã có đủ điều kiện để xét tuyển vào hệ trung cấp 2 năm của trường nghề. Tốt nghiệp trung cấp, bạn cũng có thể tiếp tục liên thông lên Cao đẳng nghề, Đại học nếu có nhu cầu. Nếu điều kiện không cho phép thì cũng có thể đăng ký các khóa nghiệp vụ ngắn hạn 3 tháng. Sau thời gian học, bạn sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề để hành nghề.

NGÀNH DỊCH VỤ – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Khảo sát thực tế chọn ngành học ở bậc ĐH cho thấy xu hướng chuyển dịch sang các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành Dịch vụ, Công nghiệp – Xây dựng, Nông lâm ngư nghiệp và tăng dần từ năm 2011 đến năm 2014. Nếu như năm 2011 tỉ trọng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 61,8% thì đến năm 2014 tăng thêm 2% đạt 63,2%, con số này vượt hơn 7% so với quy hoạch.

Trường Trung cấp nghề Việt Giao đang đào tạo những ngành dịch vụ “sốt” của giới trẻ với nhiều cơ hội làm việc sau khi ra trường như Quản trị Khách sạn, Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Bếp và Ẩm thực. Tiết kiệm được thời gian đào tạo, chi phí, hơn nữa, ngay khi ra trường, người học đã có tay nghề, tránh sự “bùng nổ” nguồn nhân lực của ngành dịch vụ trong vài năm tới. Vì thế, người học trường nghề có những ưu thế nhất định. Khi Việt Nam chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (2015), những người có bằng cấp nghề tại trường Việt Giao còn có cơ hội làm việc tại các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia…

KIM UYÊN

Đăng tải tại Uncategorized | Thẻ , , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này